HotLine: 0902 63 64 39 - 0916 422 911 ( Zalo - Viber )
Giỏ hàng 0
Trang chủ Tin Tức Làm Đẹp Bí quyết làm đẹp Hóa ra chúng ta vẫn hiểu nhầm những điều này về làn da

Hóa ra chúng ta vẫn hiểu nhầm những điều này về làn da

Cập nhật 17:00, 11/03/2017

Hãy cho da một cơ hội trần tình, để biết rằng nhiều khi chúng ta đã chẳng đối xử tốt với nó như vẫn tưởng.

1. Da có thải độc bằng mồ hôi?

Không ai có thể phủ nhận ích lợi của thể thao đối với vẻ đẹp của làn da. Thói quen này giúp giảm stress, tăng lượng oxy và dưỡng chất cho da qua mạch máu, từ đó da hồng hào và khỏe khoắn hơn. Mồ hôi toát ra khi vận động thể thao làm chúng ta nghĩ có kha khá chất độc được đào thải qua con đường đó, nhưng sự thực lại không như vậy.

Da không thải độc bằng mồ hôi. Chất độc vẫn được thải qua nước tiểu. Mồ hôi chứa urea, protein, muối và nước nhưng không chứa các độc tố có thể thải ra ngoài, nó chỉ có thể đẩy các cặn bã, bụi bẩn ra khỏi lỗ chân lông và giúp da được sạch hơn (đừng nhầm lẫn nhé, mồ hôi không gây ra mụn trứng cá).

2. Da thở bằng cách nào?

Cách tốt nhất cho da “uống nước” là dùng những sản phẩm có thành phần giữ ẩm, dưỡng ẩm như hyaluronic acid, glyceryl…

Có nhiều người không muốn dùng các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm bởi họ cho rằng làm vậy da sẽ không được “thở”, tuy nhiên quan niệm này không hoàn toàn đúng.

Việc sử dụng mỹ phẩm quá đà có thể khiến da bị tắc nghẽn, gây ra mụn và lão hóa nhưng chúng vẫn không phải là thủ phạm “bịt mũi” làn da.

Thực chất, oxy được vận chuyển tới da qua các mạch máu, và điều này thuộc về hệ hô hấp. Ví dụ đơn giản, khi bạn ngưng thở thì da sẽ tím tái. Cho dù làn da cũng có khả năng hấp thụ oxy nhưng không đáng kể so với lượng oxy hấp thụ qua đường hô hấp.

3. Da của chúng ta không thấm nước!

Làn da của chúng ta giữ một vai trò xuất sắc trong việc bảo vệ cơ thể, khi bạn vùng vẫy ở bể bơi hay đi tắm biển, da bảo vệ không cho nước thấm vào cơ thể và cũng không để nước trong cơ thể bạn bị hút mất.

Sở dĩ có điều này bởi da của chúng ta được “tráng” một lớp lipid “chống thấm” bao gồm các chất như cholesterol, axit béo, ceramide… Khi ngâm nước quá lâu, tế bào sừng sẽ hút nước làm cho da nhăn nheo, nhưng rất nhanh sau đó, nước sẽ bay hơi và da lại trở về như cũ. Khi cảm thấy da quá khô, không có nghĩa bạn nên đi tắm, vì nước sớm muộn cũng bay hơi, và hơn thế còn mang theo cả độ ẩm tự nhiên vốn có.

Cách tốt nhất cho da “uống nước” là dùng những sản phẩm có thành phần giữ ẩm, dưỡng ẩm như hyaluronic acid, glycerin, vitamin B3, ceramide…

4. Uống nhiều nước da có căng mọng?

Nếu 2 lít nước mỗi ngày là vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể thì liệu 4 lít nước có làm da căng mọng hơn? Câu trả lời tất nhiên là không, vì nước sẽ được thận lọc ra ngoài theo hệ bài tiết, chứ không thẩm thấu vào da.

Đúng là nước chiếm 70‰ cơ thể bạn, khi không đủ nước thì cơ thể xuống cấp trầm trọng và làn da sẽ nhăn nheo như một… quả táo tàu. Tuy thế, da là bộ phận cuối cùng của cơ thể tiếp nhận chất dinh dưỡng mà con người tiêu thụ, nghĩa là lượng nước bạn uống trước khi đến được da đã phải chia đều cho rất nhiều nơi khác, chính vì vậy mà chúng ta cần đến mỹ phẩm cấp nước, dưỡng ẩm để thỏa mãn nhu cầu của làn da.

5. Mụn là do vệ sinh da kém?

Số đông cho rằng mụn nổi lên là do bụi bẩn trên bề mặt da, nhưng thực ra nguồn gốc của mụn lại nằm ở tầng sâu hơn: dưới lỗ chân lông.

Da của chúng ta luôn sản xuất một lượng dầu nhất định, chúng được tiết lên bề mặt để bảo vệ cũng như chống sự mất nước qua da. Khi lượng dầu này và tế bào da chết quện vào nhau, lỗ chân lông sẽ bị bịt kín. Cơ thể ngay lập tức nhận ra nút tắc nghẽn này và cố gắng sản sinh nhiều dầu hơn để đẩy chúng lên khỏi bề mặt da. Nếu may mắn thì dầu sẽ thực thi được nhiệm vụ này. Còn trong trường hợp không thể, phần bít tắc này sẽ biến thành ác mộng mà chúng ta gọi là mụn.

Đơn giản là sự hình thành mụn bắt đầu từ trước khi có sự xuất hiện của bụi bẩn. Vậy nên cách đối phó với da mụn là làm sạch nhẹ nhàng và tẩy da chết thường xuyên, thay vì nỗ lực rửa mặt nhiều lần một ngày khiến cho da nhạy cảm và mất cân bằng.

6. Lỗ chân lông có thể thu nhỏ?

Lỗ chân lông to có thể khiến cho da mặt kém mịn màng, ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ đẹp tổng thể của làn da. Và thật buồn là một khi đã bị nới rộng ra, lỗ chân lông không thể thu nhỏ lại.

Mỹ phẩm hứa hẹn sẽ làm cho lỗ chân lông của bạn se khít, nhưng có thể là do thành phần dưỡng ẩm khiến cho mép lỗ chân lông đầy lên, tạo cảm giác lỗ chân lông nhỏ lại, còn nang lông ở dưới thì không hề thay đổi. Hoặc cũng có thể, trong sản phẩm đó có những chất làm đầy, làm mịn tức thời, nhưng không có hiệu quả về lâu dài.

Lý do khiến lỗ chân lông nở rộng là vì nó bị nhét đầy bởi dầu, tế bào chết và bụi bẩn, chưa kể đến, hiện tượng lão hóa cũng khiến mạng lưới collagen và elastin thiếu hụt, da không có vẻ săn chắc, căng khít như thời thanh xuân.

Để giúp lỗ chân lông “trông có vẻ” bé lại, hãy làm sạch và dưỡng ẩm thật tốt, đồng thời bạn cần có chế độ bổ sung mạng lưới collagen và elastine để ngăn chặn sự nở rộng của lỗ chân lông.

Những sự thật thú vị về làn da

1. Da là bộ phận lớn nhất, chiếm khoảng 15‰ trọng lượng cơ thể, khi trải ra có diện tích lên đến 2m2.

2. Nơi da dày nhất là lòng bàn chân, nơi da mỏng nhất là ở mi mắt.

3. Đa phần lượng bụi trong phòng ngủ của chúng ta là tế bào da chết. Mỗi phút da có thể đào thải khoảng 30.000 tế bào chết.

4. Trong thời tiết nóng, da có thể tiết ra đến 3 lít mồ hôi.

5. Nước da trắng chỉ xuất hiện khoảng 40.000 – 50.000 năm trước đây, khi những người da tối màu di cư đến những vùng khí hậu lạnh hơn và mất dần hắc sắc tố trên da.

Bài: Duy Khánh

Cập nhật 17:00, 11/03/2017
Bài viết cùng danh mục