HotLine: 0902 63 64 39 - 0916 422 911 ( Zalo - Viber )
Giỏ hàng 0
Trang chủ Tin Tức Làm Đẹp Bí quyết làm đẹp Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng chống dịch đau mắt đỏ

Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng chống dịch đau mắt đỏ

Cập nhật 15:18, 23/07/2014

Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng chống dịch đau mắt đỏ

Trong khoảng tháng 8,9 dịch đau mắt đỏ đang bùng phát và lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể để lại di chứng nặng, đau mắt đỏ không chừa bất kì ai cả, nếu bạn không biết phòng ngừa thì nó sẽ tấn công luôn cả bạn. Hãy cùng Mỹ phẩm ngoại nhập tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ nhé

1. Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

mot-vai-meo-giup-tri-benh-dau-mat-do-ngay-tai-nha

  • Mắt đau rầm rộ, cộm, cảm giác như cát trong mắt.
  • Hay chảy nước mắt, sau khi ngủ dậy mắt thường đổ ghèn gây khó chịu
  • Mi mắt bị sưng, hơi đau. Khi bắt đầu thường chỉ bị một mắt, sau vài ngày thì chuyển sang 2 mắt
  • Ở trẻ em có thể kèm theo sốt nhẹ, nổi hạch trên người
  • Tầm nhìn về thị lực không bị ảnh hưởng bởi đau mắt đỏ

2. Quá trình diễn ra của bệnh

  • Các triệu chứng trên thường rầm rộ khoảng 3 ngày đầu sau giảm dần, thoái lui sau khoảng 10 ngày, đại đa số lành tính, ít để lại di chứng.
  • Một số ít có thể có giả mạc ở kết mạc mi (mắt thường sưng khó mở, có dịch màu hồng…) đau kéo dài có khi hàng tháng nếu không được bóc giả mạc.
  • Một số có thể có biến chứng viêm giác mạc chấm khi đó sẽ có ảnh hưởng đến thị lực.
  • VKM trên người bệnh có các bệnh mạn tính khác về mắt như: mắt hột, sẹo giác mạc cũ, tắc lệ đạo…sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng thêm.

3. Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Đau mắt đỏ không chừa ai hết, bệnh dễ lây lan thành cộng đồng, rất nhanh. Chỉ cần tiếp xúc nhiều với người bệnh bạn cũng dễ dàng mắc phải.

e

  • Cần tránh đưa tay bẩn lên mắt, nên đeo kính râm khi ra đường. Sau một ngày lao động có tiếp xúc bụi mắt, sau khi tổng vệ sinh gia đình, cơ quan nên rửa mặt sạch rồi tra vào mắt một vài giọt nước nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%, rửa mặt bằng khăn sạch, nước sạch.
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa, thông thường dùng Chloroxit 0,4% (hoặc Natriclorua 0,9% nhỏ mắt nhiều lần/ ngày hay thuốc mỡ Tetraxyclin 1% tra mắt 2 lần/ ngày). Tốt nhất là đến ngay bác sĩ khi có các triệu chứng đầu tiên của bệnh.
  • Người chưa mắc bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc nên có khẩu trang
  • Trong vùng có dịch ( hoặc có nhiều người mắc bệnh) nên hạn chế các hoạt động tập trung đông người
  • Không nên đến các bể bơi công cộng.
Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính ít để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Không ít trường hợp bệnh kéo dài, biến chứng xấu ảnh hưởng thị lực nên cần có ý thức phòng tốt và điều trị đúng theo phác đồ của bác sĩ nhãn khoa. Các bạn nên có cách phòng tránh và bảo vệ tốt nhất cho mình, đặc biệt là các bậc phụ huynh nên lưu ý để dịch đau mắt đỏ không làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của các bé.
Cập nhật 15:18, 23/07/2014
Bài viết cùng danh mục