Nguyên do gì khiến bạn ngủ nhiều mà mắt vẫn thâm? Và làm cách nào để khắc phục vấn đề này?
Tại sao mắt vẫn thâm?
Vùng da dưới mắt thường xuất hiện quầng thâm, bọng mắt và nếp nhăn khiến bạn trông già hơn so với tuổi. Sự thật là quầng thâm mắt không phải chỉ là do thiếu ngủ gây ra.
Nhiều người có thời gian ngủ tính ra cũng không ít, nhưng quầng mắt vẫn thâm. Vấn đề ngày có thể là vì giấc ngủ tuy lâu nhưng không hẳn đã sâu và ngon giấc, cơ thể vẫn phát sinh mệt mỏi, uể oải. Ở những người có tuổi, da mất tính đàn hồi và khả năng tái tạo làm cho quầng thâm nổi bật hơn dù cho vẫn ngủ đủ giấc.
Ngoài ra, quầng thâm mắt xuất hiện có thể vì nhiều lý do khác:
Cơ thể thiếu chất, đặc biệt là các vitamin C, vitamin K và sắt
Thiếu nước
Mệt mỏi nhiều
Cọ xát hoặc dụi mắt thường xuyên.
Uống nhiều rượu, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí.
Tích sắc tố (đặc biệt là cho người da màu như người da đen và châu Á)
Viêm da dị ứng (Eczema – chàm)
Mỏng da và mất collagen do lão hóa
Màu xanh hoặc xanh lá cây của da là do máu đi qua các tĩnh mạch nằm ngay bên dưới bề mặt của da tạo nên. Tĩnh mạch thường có màu xanh là do da hoặc mô dưới da chỉ cho phép bước sóng của ánh sáng màu xanh/tím đi qua nó. Khi các mạch máu co lại thì tình trạng tối màu sẽ được cải thiện rõ rệt.
Thâm mắt không chỉ là do thiếu ngủ (Ảnh: Internet)
Do vậy, ngoài việc ngủ đầy đủ cách tránh quầng thâm mắt tốt nhất là phải ăn uống đầy đủ, giảm căng thẳng và thư giãn tốt. Để trị thâm mắt, rất nhiều người tìm đến các giải pháp dưỡng da (đắp mặt nạ, mỹ phẩm…) nhưng bạn cần nhớ rằng chỉ có dinh dưỡng và nội lực từ bên trong cơ thể mới là cái gốc của vấn đề. Khi cơ thể được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, vitamin và khoáng chất thì làn da sẽ trở nên rạng rỡ hơn, qua đó các quầng thâm mắt cũng giảm đi nhiều.
Theo kết quả nghiên cứu, các vitamin có tác dụng hàng đầu trong việc “đánh tan” quầng thâm mắt.
1. Vitamin K
Vitamin K có khả năng làm giảm quầng thâm mắt đáng kể. Vitamin K điều chỉnh sự đông máu và tăng cường sức bền của các thành mao mạch. Mao mạch bị vỡ sẽ gây rò rỉ máu tạo thành quầng thâm dưới vùng da mỏng như quầng mắt.
Vitamin K có trong các loại rau lá xanh, quả bơ, kiwi, gạo nâu, trứng, bột yến mạch, lúa mì, cây linh lăng, bột ngô, khoai lang, gan, và đậu nành.
2. Vitamin A
Các loại mặt nạ có thể hỗ trợ dưỡng da nhưng không giải quyết được tận gốc vấn đề (Ảnh: Internet)
Vitamin A giúp duy trì sức khỏe của da và phục hồi các vùng da dễ bị tổn thương xung quanh mắt. Vitamin A cũng là một chất chống oxy hóa, giúp hạn chế các nếp nhăn và ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến mí mắt khô, mỏi mắt, nhạy cảm với sự thay đổi ánh sáng, và góp phần làm thâm quầng mắt.
Vitamin A có nhiều trong rau lá xanh, khoai lang, cà rốt, súp bí, xà-lách, ớt đỏ, gan, bí đỏ, trứng và một số loại trái cây.
3. Vitamin B
Vit B làm giảm khả năng giữ nước từ đó làm giảm tình trạng mắt sưng húp, cũng như giảm quầng thâm dưới mắt.
Thực phẩm giàu các vitamin B à: quả óc chó (Vitamin B1, B6 và B7), sữa chua Hy Lạp (B2 và B5), cá hồi hoang dã (B3 và B6), rau bina (B6 và B9), và hàu (B12).
4. Sắt / B12:
Một nguyên nhân phổ biến của quầng thâm dưới mắt là thiếu sắt và B12. Thiếu hụt sắt cản trở việc cung cấp oxy cho các mô trong cơ thể và làm giảm khả năng tái tạo da. Có thể kết hợp lòng đỏ trứng, thịt gà, thịt bò nạc, gạo nâu, bột yến mạch, đậu lăng, rau bina và mận để bổ sung thêm sắt và B12.
Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, đồng thời hạn chế các loại thực phẩm không tốt như rượu bia và các nước giải khát công nghiệp, cai thuốc lá… Khi sức khỏe tổng thể được tăng cường, sự mệt mỏi và các quầng thâm cũng biến mất.
Minh Thành