Chúng ta thường nghe nhiều về tác hại của tia UV, nhưng ít ai được biết tia HEV cũng là một tác nhân ảnh hưởng không hề nhỏ đối với làn da. Vậy tia HEV là gì, có nguồn gốc từ đâu, tác động như thế nào đến với làn da và làm cách nào để phòng tránh! Những sự thật về tia HEV sẽ được làm rõ qua bài tổng hợp dưới đây!
Có một sự thật dễ nhầm lẫn đó chính là làn da bị chịu tác động bởi ánh sáng mặt trời thay vì ánh nắng mặt trời như chúng ta thường nghĩ. Đó là lý do vì sao các chuyên gia da liễu luôn nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng kem chống nắng bảo vệ da ngay cả khi thời tiết âm u hay đang đứng dưới bóng râm.
Một sự thật khác, trong ánh sáng mặt trời không chỉ tồn tại tia UV mà còn có nhiều tia khác với khả năng tạo nên những tổn thương nhất định đối với làn da, trong đó đáng lưu ý nhất chính là tia HEV.
TIA HEV LÀ GÌ? CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐÂU?
HEV (viết tắt của High Energy Visible Light), là ánh sáng năng lượng cao nhìn thấy được trong ánh sáng mặt trời, ánh sáng từ smartphone, laptop, máy tính bảng, màn hình vi tính, TV LED, đèn huỳnh quang…
Không chỉ tồn tại trong ánh sáng mặt trời, tia HEV còn tồn tại trong ánh sáng
từ Smarphone, Máy tính bảng, đèn LED... - Ảnh minh họa
Mức độ ảnh hưởng cũng như mật độ phân bố tia HEV phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý (càng xa xích đạo nguy cơ tổn thương càng ít), độ cao so với mặt nước biển (những nơi có độ cao lớn hơn thì làn da chịu tác động nhiều hơn), thời gian trong ngày (cao nhất vào khoảng 10-14h), không gian (không gian càng rộng thì chịu sự tác động càng nhiều). Việc tiếp xúc với tia HEV thường ngày sẽ khiến da bạn có những dấu hiệu lão hóa như không đều màu và hình thành những nếp nhăn trước tuổi.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIA HEV VÀ TIA UV
Về tính chất vật lí:
Ánh sáng được đo lường bằng bước sóng, đơn vị được tính bằng nanomet (nm) và milimet (mm). Ánh sáng nhìn thấy thường có bước sóng vào khoảng 400 - 760 nm, trong khi tia HEV sẽ vào khoảng 400 - 500 nm - nằm trong vùng ánh sáng màu xanh, mắt thường có thể nhìn thất được thì tia UV có bước sóng ngắn hơn, vào khoảng 290 - 400 nm (bước sóng của tia UVA dài hơn UVB) và nằm trong vùng ánh sáng màu tím, mắt con người không thể thấy được.
Ánh sáng xanh (Blue Light) là phần tất yếu trong vùng ánh sáng nhìn thấy (quang phổ) - Ảnh minh họa
Về tính chất ảnh hưởng đến da:
Tia UVB thâm nhập vào các lớp ngoài cùng của da. HEV lại tấn công mạnh như tia UVA, thâm nhập vào lớp da sâu hơn (lớp hạ bì).
Một điểm khác biệt nữa, đó chính là tia UV gây nên những tổn thương có liên quan đến DNA có khả năng gây ung thư da, còn tia HEV thì không liên quan đến ung thư da. Tia UV cũng thường gây ra chứng dị ứng ánh năng mặt trời, còn tia HEV hầu như không gây nên tình trạng này.
Mặc dù tia HEV có bước sóng dài hơn và có năng lượng thấp hơn tia UV, cũng như gây nên những nguy cơ tiềm ẩn đặc biệt nguy hiểm cho làn da, tuy nhiên chúng cực kỳ dễ dàng tấn công vào da sâu hơn cả UV, gây những tổn hại nghiêm trọng đến cấu trúc da, trong đó vấn đề làn thường phải đối mặt khi tiếp xúc với tia HEV đó chính là tình trạng tăng sắc tố da và lão hóa sớm.
TÁC HẠI CỦA TIA HEV ĐỐI VỚI LÀN DA
Như đã nói, mặc dù có bước sóng dài hơn và năng lượng thấp hơn tia UV, nhưng tia HEV cũng gây nên những tác hại nghiêm trọng cho làn da, trong đó:
Tăng sắc tố da:
Song song với tia UV, tia HEV gây nên tác động kép có thể gây ra các sắc tố da và có thể góp phần gây ra đồi mồi hay nám da, tình trạng tăng sắc tố dẫn đến đồi mồi thường gặp ở những người có làn da tối màu.
Tia HEV là một trong những tác nhân gây nên tình trạng lão hóa sớm - Ảnh minh họa
Lão hóa sớm:
Chúng ta đã biết lão hóa là một quá trình hoàn toàn tự nhiên, nhưng da bị lão hóa sớm nghĩa là bắt đầu chảy xệ và phát triển các nếp nhăn sâu trước thời hạn của nó.
Giống như tia UVA, HEV tạo ra các gốc tự do (còn được gọi là ROS – Reactive Oxygen Species). Những gốc tự do này làm tế bào da sản xuất enzym gây phá hủy collagen và elastin. Quá trình này thường gọi là “căng thẳng oxy hóa” (oxidative stress) và là nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa da sớm do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
BẢO VỆ DA KHỎI TÁC ĐỘNG CỦA TIA HEV NHƯ THẾ NÀO?
Như đã giới thiệu ở phần trên, tia HEV còn xuất hiện trong các ánh sáng xanh của bóng đèn huỳnh quang, đèn Led, TV, màn hình máy tính, smartphone,… Bạn phải bảo vệ da ngay cả khi học tập, làm việc, ngồi ở nhà thư giản, xem phim, nghe nhạc,..
Bên cạnh đó, việc thiết lập những thói quen đơn giản sau đây cũng giúp bảo vệ làn da trước sự tác động tiêu cực của tia HEV đến với làn da, đó là:
- Che chắn da bằng quần áo, khẩu trang, mắt kính, nón rộng vành,.. khi xuống phố hoặc khi tham gia những hoạt động ngoài trời.
- Kem chống nắng, đặc biệt là các sản phẩm chống nắng có chứa các thành phần và dưỡng chất chống oxy hóa là cực kỳ quan trọng. Việc thoa kem chống nắng mỗi ngày và thường xuyên thoa lại (thường từ 2h/lần) sẽ giúp làn da được bảo vệ tối ưu.
GỢI Ý MỘT SỐ KEM CHỐNG NẮNG TỐT ĐỂ BẢO VỆ DA KHỎI TIA HEV
Nhũ tương chống nắng vật lý Sakura Physical Daily Defense SPF 50+ PA ++++
Không đơn thuần chống nắng tốt, những lợi ích đi kèm cho làn da như ngừa lão hóa, hỗ trợ dưỡng ẩm và làm sáng da khiến sản phẩm càng được ưa chuộng hơn cả cho những chị em bận rộn.
Nhũ tương chống nắng Sakura Physical Daily Defense SPF 50+ PA ++++ có chứa nhiều dưỡng chất, trong đó có thể kể đến Chiết xuất Cam thảo, rau má, Trà xanh, Cúc La Mã… những chất có khả năng chống oxy hóa, nên vừa giúp da được bảo vệ tối đa dưới ánh mặt trời đồng thời được nuôi dưỡng tuyệt đối. Đặc biệt sản phẩm với dạng sữa thẩm thấu cũng nhanh và không gây bết rít, thích hợp cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm.
Kem chống nắng Zo Skin Health Broad Spectrum Sunscreen SPF 50
Một sự chọn lựa khác không kém đó chính là Kem chống nắng Zo Skin Health Broad Spectrum Sunscreen SPF 50 của nhà Zo Medical.
Khả năng chống nắng phổ rộng, chứa phức hợp chống oxy hóa - chống nắng ZOX12 nên Zo Skin Health Broad Spectrum Sunscreen SPF 50 sẽ không khiến bạn thất vọng. Ngoài khả năng bảo vệ, sản phẩm còn giúp ức chế melanin gây xỉn màu và nám da, hình thành lớp màng bảo vệ có 1 không 2 cho làn da của bạn.
Tổng hợp